CODEX VIỆT NAM là về thực phẩm an toàn, tốt cho mọi người - ở mọi nơi.
Hoạt động của Codex trong việc bảo vệ an ninh lương thực và tạo điều kiện thương mại thực phẩm trong đại dịch COVID-19
Thứ năm - 14/05/2020 16:285740
Đại dịch Covid-19 tiếp tục đe dọa an ninh lương thực do những ảnh hưởng của nó tác động đến chuỗi cung cấp lương thực toàn cầu.
Trong khi đại dịch này không tạo ra vấn đề mới, nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm những thách thức hiện có như làm thay đổi chuỗi cung ứng thực phẩm. Tầm quan trọng của thương mại thực phẩm toàn cầu và đóng góp của nó đối với nền an ninh lương thực đặt ra một nghĩa vụ cho tất cả các quốc gia là phải có các hệ thống phù hợp để bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật và tạo thuận lợi cho thương mại. Đây là điều đặc biệt quan trọng trong môi trường tự cách ly hiện nay, ở đó ngày càng cần thiết lòng tin vào chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và hiệu quả. Các Chính phủ cần phối hợp để giữ nền nông nghiệp toàn cầu và thương mại thực phẩm hoạt động tốt. Ủy ban Codex quốc tế đã ban hành một số tài liệu hướng dẫn có thể giúp tất cả chúng ta đạt được mục tiêu này. Các văn bản hướng dẫn dựa trên cơ sở khoa học và tập trung vào nguy cơ quốc tế được Ủy ban Codex quốc tế thông qua và ban hành đã lập nên một chuẩn mực cho an toàn thực phẩm trong thương mại thực phẩm toàn cầu. Các văn bản này đã tạo nên một khung pháp lý về an toàn thực phẩm trong môi trường thương mại dựa trên các quy tắc minh bạch và giảm thiểu nguy cơ cho những hoạt động trong hệ thống thương mại quốc tế ngày càng phức tap trong khi vẫn đảm bảo bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Không chỉ có thực phẩm phải tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, mà các biện pháp giảm sự lây nhiễmcủa vi rút gây ra đại dịch cũng phải được tuân thủ. Các nguyên tắc và hướng dẫn được Ban kỹ thuật Codex quốc tế về Thực phẩm xuất nhập khẩu và hệ thống chứng nhận (CCFICS) xây dựng có thể hỗ trợ tiếp tục mở rộng thương mại thực phẩm trong sản xuất và phân phối thực phẩm giữa đại dịch. Các văn bản hướng dẫn này bao gồm:
Hướng dẫn Hệ thống kiểm soát thực phẩm nhập khẩu (CXG 47-2003): CácHướng dẫn này cung cấp khung pháp lý để xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát thực phẩm nhằmbảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy công bằng trong thương mại thực phẩm.
Hướng dẫn thiết kế, vận hành, đánh giá và công nhận hệ thống kiểm tra thực phẩm xuất nhập khẩu và hệ thống chứng nhận (CXG 26-1997): Các Hướng dẫn này giúp các Chính phủ xây dựng và duy trì sự tự tin cần thiết vào hệ thống kiểm tra và chứng nhận của quốc gia xuất khẩu và tạo điều kiện công bằng thương mại, có tính đến mong muốn của người tiêu dùng về một mức độ bảo vệ thích hợp.
Các Nguyên tắc chứng nhận và kiểm tra thực phẩm xuất nhập khẩu (CXG 20-1995): Các Nguyên tắc này chi phối các hệ thống kiểm tra và chứng nhận thực phẩm nhằm đảm bảo một kết quả tối ưu phù hợp với bảo vệ người tiêu dùng và tạo thuận lợi cho thương mại.
Nguyên tắc và Hướng dẫn trao đổi thông tin giữa các quốc gia xuất nhập khẩu để hỗ trợ giao thương thực phẩm (CXG 89-2016): Các Hướng dẫn này hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia xuất nhập khẩu xác định khi nào cần thực hiện trao đổi thông tin và thông tin này có ý nghĩa quan trọng để đánh giá các đơn vị liên quan của hệ thống kiểm soát thực phẩm quốc gia. hướng dẫn này cũng giúp đơn giản hóa và hài hòa thông tin và quá trình trao đổi thông tin.
Hướng dẫn Thiết kế, xây dựng, Ban hành và Sử dụng mẫu chứng chỉ chính thức chung (CXG 38-2001): Công nhận chứng chỉ chính thức chỉ cần để đảm bảo an toàn thực phẩm và/hoặc thực hành công bằng trong các yêu cầu về thương mại thực phẩm được đáp ứng, các hướng dẫn này khuyến cáo quốc gia thiết kế, xây dựng, ban hành và sử dụng mẫu chứng chỉ nêu trên. Các Hướng dẫn này áp dụng cho các chứng chỉ chính thức bất kể cáchthức truyền tải, ví dụ như bằng giấy hoặc điện tử.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, vấn đề giao dịch ít giấy tờ ngày càng quan trọng. Công việc chứng nhận điện tử đang được CCFICS thực hiện. Điều đó dự đoán rằng hướng dẫn mới này có thể thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ hơn của thương mại hiện đại, không cần giấy tờ, thiết lập các hồ sơ thương mại hiệu quả và an toàn hơn. Sự thay đổi trong chuỗi cung ứng cũng có thể tạo ra cơ hội gia tăng cáchoạt động gian lận. Thực phẩm giả là mối quan ngại chính giữa các cơ quan quản lý và ngành công nghiệp. CCFICS đang xem xét vai trò của mình trong việc giải quyết thách thức của gian lận thực phẩm trong bối cảnh an ninh lương thực và thực hành công bằng trong thương mại thực phẩm. Các tài liệu Hướng dẫn của CCFICS sẽ giúp các quốc gia tiếp tục đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong khi làm việc trong môi trường đầy thách thức và đặc biệt, như hiện tại đang phải đối mặt với hạn chế tiếp xúc và làm việc từ xa. Thêm vào đó, các vấn đề xung quanh quy định về thương mại điện tử cũng trở nên trầm trọng hơn bởi ngày càng nhiều hoạt động thương mại trực tuyến do COVID-19. Vấn đề này không chỉ là mối quan ngại đối với CCFICS mà còn đối với cả cộng đồng Codex và cơ quan quản lý kiểm soát thực phẩm. Công việc của CCFICS là ví dụ để các thành viên Codex cùng nhau xây dựng các văn bản hướng dẫn chứng nhận vàkiểm tra thực phẩm xuất nhập khẩu để bảo vệ mọi người mọi lúc và mọi nơi.