Những người mẫn cảm với chất gây dị ứng trong thực phẩm chỉ có những lựa chọn rất hạn chế để phòng ngừa phản ứng dị ứng, bằng cách biết chính xác thực phẩm nào có thể gây dị ứng và tránh không tiêu thụ những thực phẩm đó.
Tháng 3 năm 2021 Văn phòng FAO tại Châu Á và Thái bình dương đã phát hành cẩm nang “Chất gây dị ứng trong thực phẩm-không ai bị bỏ lại phía sau”. Cuốn cẩm nang này nêu bật tầm quan trọng của việc quản lý các chất gây dị ứng trong thực phẩm trong phạm vi quốc gia. Điều quan trọng nhất là phải hiểu được nhóm đối tượng cụ thể thường nhạy cảm với chất gây dị ứng nào, loại thực phẩm nào phải được ghi nhãn, và phương pháp nào xác định lượng cho phép chất gây dị ứng trong thực phẩm. Tài liệu này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các phiên thảo luận quốc tế về chủ đề này, chẳng hạn như Codex quốc tế hiện nay đang tiến hành xây dựng các tài liệu liên quan đến chất gây dị ứng trong thực phẩm, cùng với hỗ trợ khoa học từ FAO/WHO.
Codex quốc tế đã xem xét và chú ý đến chất gây dị ứng trong thực phẩm từ đầu những năm 1990. Tiêu chuẩn chung Codex về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn đã liệt kê danh mục thực phẩm và các thành phần gây dị ứng được biết là có thể gây dị ứng và khi đó đã có nhiều thành tựu khoa học về chất gây dị ứng trong thực phẩm và biện pháp quản lý chúng. Codex quốc tế đã xây dựng và ban hành các tài liệu sau
- Quy phạm thực hành quản lý chất gây dị ứng trong thực phẩm dành cho người điều hành hoạt động kinh doanh thực phẩm (ban hành năm 2020);
- Các tập tin âm thanh hoặc video về vệ sinh thực phẩm và chất gây dị ứng trong thực phẩm .
Chất gây dị ứng trong thực phẩm khá phổ biến, tuy nhiên không đơn giản để quản lý chúng trong khuôn khổ pháp lý. Có nhiều yếu tố liên quan, như thói quen ăn uống và di truyền học, vì vậy điều quan trọng là phải có số liệu quốc gia trong quá trình quản lý chúng.
Thiết lập ưu tiên là quan trọng nhất vì thực tế không thể liệt kê tất cả mọi thông tin trên nhãn thực phẩm. Nhóm đối tượng mẫn cảm đã chứng minh điều này thông qua các trường hợp dị ứng cụ thể của từng quốc gia chẳng hạn như số liệu chi tiết của Nhật bản nêu cao việc thực hành vệ sinh tốt và các bài học đã được đúc kết. Cuốn cẩm nang này khuyến cáo các cơ quan chức năng về quản lý chất gây dị ứng trong thực phẩm, như xác định cơ chế giám sát các chất gây dị ứng phổ biến, tiếp tục đối thoại với các nhà kinh doanh sản xuất thực phẩm về ghi nhãn thực phẩm có các thông tin về chất gây dị ứng, hỗ trợ nghiên cứu công cụ chẩn đoán và giáo dục truyền thông cộng đồng về chất gây dị ứng trong thực phẩm.
Cùng với các hướng dẫn và các tiêu chuẩn Codex liên quan, các quốc gia có thể quản lý tốt hơn các chất gây dị ứng trong thực phẩm trong phạm vi quốc gia mình.